Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2010
CHÚA GIÊSU TIẾN VÀO THÀNH GIÊRUSALEM
Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2010
CHÌA KHÓA ĐỂ GIỮ ĐƯỢC NIỀM VUI
Tác giả chuyên mục nổi tiếng Sydney Harries và một người bạn dừng chân mua báo ở một quầy bán báo, người bạn mua xong rất lịch sự nói lời “cám ơn” nhưng người chủ quầy báo thì ngược lại, mặt lạnh như tiền một tiếng cũng không mở miệng.
Hai người rời quầy báo tiếp tục đi về phía trước, Sydney Harries hỏi: “Ông chủ đó thái độ kỳ quái quá phải không”?
Anh bạn nói: “Cứ mỗi buổi tối là anh ta đều như vậy cả”.
Sydney Harries lại hỏi tiếp: “Như vậy, tại sao bạn lại đối xử tử tế với ông ta chứ?”
Người bạn trả lời: “Tại sao tôi để ông ta quyết định hành vi của tôi chứ?”
Một người biết nắm chắc chìa khóa niềm vui của mình, thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác.Trong tâm của mỗi người đều có “chìa khóa của niềm vui”, nhưng chúng ta lại không biết nắm giữ mà đem giao cho người khác quản lý.
Một người phụ nữ thường than phiền trách móc : “tôi sống rất buồn khổ, vì chồng tôi thường vắng nhà!”, cô ta đã đem chìa khóa niềm vui của mình đặt vào tay chồng.
Một người mẹ khác thì nói “Con trai tôi không biết nghe lời, làm cho tôi thường xuyên nổi giận!”, bà đã trao chìa khóa vui của mình vào tay con trai.
Một vị trung niên của một công ty thở dài nói: “Công ty không thăng chức cho tôi, làm tinh thần tôi giảm sút,...!” anh ta lại đem chìa khóa niềm vui của cuộc đời mình nhét vào tay ông chủ.
Bà cụ kia than thở: “Con dâu tôi không hiếu thuận, cuộc đời tôi sao mà khổ!”.
Một thanh niên trẻ từ tiệm sách bước ra la lên: “Thái độ phục vụ của ông chủ đó thật đáng ghét, ...”
Những người này đều có một quyết định giống nhau, đó là để người khác đến khống chế tâm tình của mình. Lúc chúng ta cho phép ngừơi khác điều khiển và khống chế tinh thần chúng ta, chúng ta có cảm giác như mình là người bị hại, đối với tình huống hiện tại không có phương pháp nào khác nên trách móc và căm giận trở thành chọn lựa duy nhất của chúng ta.
Chúng ta bắt đầu trách móc người khác đồng thời chúng ta cũng truyền tải một yêu cầu là “tôi khổ như vậy là do anh/ chị/con ...và anh/ chị/con... phải chịu trách nhiệm về nỗi khổ này”! Lúc đó chúng ta đem trách nhiệm trọng đại phó thác cho những người xung quanh và yêu cầu họ làm cho chúng ta vui. Chúng ta dường như thừa nhận mình không có khả năng tự chủ lấy mình, mà chỉ có thể nhờ người nào đó xếp đặt và chi phối mình. Những người như thế làm người khác không muốn tiếp cận, nhưng nhìn mà thấy sợ.
Nhưng, một người biết nắm chắc chìa khóa niềm vui của mình thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Tinh thần người đó ổn định, biết chịu trách nhiệm về chính mình không đổ lỗi cho người khác; biết làm chủ cảm xúc và biết tạo cũng như giữ được niềm vui cho chính mình, như thế thì trong cuộc sống và công việc hằng ngày người đó sẽ thảnh thơi vui vẻ, không bị áp lực từ người khác.
Chìa khóa của bạn ở đâu rồi? Đang nằm trong tay người khác phải không? Hãy nhanh lên mà lấy lại bạn nhé!!! Chúc mọi người đều giữ được niềm vui.
Thứ Tư, 10 tháng 3, 2010
ĐIỀU NGHỊCH LÝ
Trong giờ học môn pháp luật hôm nay, đến phần luật hình sự có nói về việc xử phạt đối với tội giết người, trong đó có kể đến tội giết đứa bé mới sinh ra, nhưng tôi không thấy nói gì đến việc giết các con còn trong bụng mẹ, đó là việc phá thai.
Thấy lạ, tôi liền hỏi thầy giáo về vấn đề này, thầy trả lời là luật pháp Việt Nam hiện nay chỉ công nhận một đứa bé khi sinh ra đời thì mới thật là con người, khi còn là thai nhi thì chưa kể là con người.
Vì thế, việc các bà mẹ đi phá thai và các bác sĩ cộng tác phá thai đều không có gì là trái pháp luật cả. Khi nghe thầy giải thích như vậy thì tôi cười thầm và nghĩ rằng: không biết những nhà làm luật có phải là những con người xuất thân từ các phôi thai được nuôi dưỡng trong lòng mẹ không nữa?! Thật không thể hiểu được, người làm luật lại có những điều ngớ ngẩn như vậy! Nếu nhìn xa hơn thì chính luật pháp ấy đã tiếp tay, đồng lõa với các bà mẹ không lương tâm và các bác sĩ tàn nhẫn giết người cách công khai là triệt phá các thai nhi vô tội.
Thật là ngộ nghĩnh khi người ta ra sức, tìm mọi cách để bắt những kẻ giết người cướp của nhưng sao họ lại làm ngơ một cách khó hiểu cho những kẻ sát nhân tàn bạo giết hại biết bao mầm sống không có khả năng tự vệ, vô tội là các thai nhi? Như thế, cũng không lạ gì khi thế giới ngày nay đã thống kê và cho kết quả Việt
Những gì tôi nói trên đây, không phải để lên án các nhà làm luật nhưng là để các vị ấy thấy rõ hơn về nhiệm vụ và vai trò của mình trong việc bảo vệ sự sống con người. Đó là một nghịch lý giữa muôn ngàn nghịch lý đang tồn tại trong đời sống chúng ta hiện nay, xin mọi người hãy lưu tâm và suy nghĩ.
Thứ Hai, 8 tháng 3, 2010
LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8.3
Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở Mĩ phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kỹ nghệ thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy, xí nghiệp. Nhưng bọn chủ tư bản trả lương cho họ rất rẻ mạt. Căm phẫn trước sự bất công đó, ngày 8/3/1899, nữ công nhân ở Mĩ đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Phong trào bắt đầu từ nữ công nhân ngành dệt và ngành may tại thành phố Si-ca-gô và Nữu Ước. Mặc dù, bọn tư bản thẳng tay đàn áp, chị em vẫn đoàn kết chặt chẽ, đấu tranh buộc chúng phải nhượng bộ. Cuộc đấu tranh của công nhân Mĩ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới, đặc biệt phụ nữ ở Đức- Một nước đại kỹ nghệ tiên tiến lúc bấy giờ. Phong trào đấu tranh đã xuất hiện hai nữ chiến sĩ lỗi lạc, đó là bà Cla-ra-zét-kin (Đức) và bà Lô-ra Lúc-Xăm-Bua (Ba Lan). Nhận thức được sự mạnh mẽ và đông đảo của lực lượng lao động nữ và sự cần thiết phải có tổ chức, phải có lãnh đạo để giành thắng lợi cho phong trào phụ nữ, nên năm 1907, hai bà đã cùng phối hợp với Crup-Xcai-a (vợ Lênin) vận động thành lập Ban “Thư ký phụ nữ quốc tế”. Bà Cla-ra-zét-kin được cử làm bí thư. Năm 1910, Đại hội phụ nữ quốc tế XHCN họp tại Co-pen-ha-gen (thủ đô nước Đan Mạch) đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày “Quốc tế phụ nữ”, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: - Ngày làm 8 giờ. - Việc làm ngang nhau. - Lương ngang nhau. - Bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Từ đó, ngày 8/3 trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới. (sưu tầm) |